Đi dọc theo sông Mê-kông về tỉnh Kratie
Có một cơ duyên khiến cho tôi được có cơ hội đi dọc theo một đoạn dài của dòng sông Mê-kông, thượng nguồn còn xa tít, nhưng được đi dọc theo cũng đã là điều thú vị rồi.
Chả là, một hôm bên VN điện qua nói rằng, Thầy Thanh Lạc ở Canada về VN, vì thầy nghe nói vùng Biển Hồ có nhiều dân VN sống ở đó mà rất là nghèo, nên Thầy muốn qua đó để giúp đỡ cho họ, thế là đoàn từ thiện ở Biên Hòa quyên góp thêm với Thầy, rồi cũng nhân dịp đi tham quan Angor Wat luôn thể. Thế là tôi nhờ một nhân viên của tôi (người Campuchia) đi khảo sát, thì họ nói rằng, đã qua bên đây thì nên giúp cho dân Khmer nghèo ... vả lại đã điện cho một phó chủ tịch Hội người VN ở Campuchia, thấy họ không nhiệt tình lắm, điện cho họ vài lần, mà họ chẳng điện lại, cứ nói bận này bận nọ, thế là điện về VN quyết định đi về tỉnh Kratie để trợ giúp cho dân nghèo vùng này.
Thế là, đoàn VN đi Siêm Riệp từ ngày 18/3, ngày 19 họ đi tham quan Angor Wat, ngày 20 họ từ Siêm Riệp đi qua Phnom Penh, rồi trực chỉ Kratie, còn tôi và mấy em trong Cty đi từ Phnom Penh qua.
Chúng tôi 13g30 bắt đầu khởi hành từ Phnom Penh, qua cầu Nhật bản bắc qua dòng Sông Mê-kông, rồi trực chỉ đi về phía tỉnh Kong Pong Chàm, rồi từ Kong Pong Chàm đi về phía tỉnh Kratie, đường đi chỉ có hai lằn xe, đoạn đầu thì còn lát nhựa đường, tới đoạn cuối thì là đường đất, đi mà thấy xe xóc lên xóc xuống, nhưng tôi thì quên cả việc xe nhảy loi choi, mà chỉ lo chuyển ống kính về phía dòng sông, chụp cảnh nhà dân, cảnh ngựa bò chen chúc sống cùng với người;
Dòng sông vào tháng ba, nước cạn xuống tới đáy dòng sông, tôi nhìn từ xe, chỉ thấy cát bồi ở giữa dòng sông, ngạc nhiên cực điểm, nghe nói phía thượng nguồn người ta xây đập giữ nước làm thủy điện, có lẽ vì thế mà dòng sông thiếu nước, cái môi trường cũng do con người hô hào giữ gìn rồi cũng chính con người phá vỡ môi trường đó.
Đi dọc theo con đường, chỉ thấy đồng không mông quạnh, những cánh đồng lúa không có nước, có lẽ vậy mà ruộng trơ gốc rạ, hoặc chỉ thấy những khoảng không, rất xa rất xa, chỉ là đồng không mông quạnh, không có canh tác gì ngoài ra. Nhà sàn của dân thì bằng gỗ, bằng đất và rạ trét lên tường, dưới nhà sàn, có nhà thì để sinh hoạt chung, có nhà thì bò trâu ở dưới,.. nói chung sống an nhiên với cái đang có cũng là hạnh phúc rồi, tôi cứ đem cái phố thị mà suy nghĩ so sánh cho những người sống dưới những mái nhà này.
Vượt hết những dãy nhà dân rất dài ở hai bên đường này, thì trời đã bắt đầu về chiều, mặt trời đã ở sát chân trời, vào đến tỉnh lỵ thì đúng 18:00, ở đây tôi cũng bấm vội được vài tấm cảnh hai người ngồi trên bậc thềm dọc theo bờ sông và cảnh hoàng hôn xuống ở giữa dòng sông Mê Kông này.
- (Ký sự còn tiếp ở tập sau)
Album 2: http://huynhtran.multiply.com/photos/album/11
Album 3: http://huynhtran.multiply.com/photos/album/13
Xem những hình ảnh này làm em rất nhớ những năm 1978 khi tiến quân vào Campongcham,xác chết quân Ponpot nằm đầy 2 bên đường.Ôi,những căn nhà sàn nằm trong những phum hiu quạnh,em bồi hồi nhớ lại...tưởng đâu em đã chết rồi.Congpongcham và Kratie ngày ấy đìu hiu,bây giờ thế nào hả chị?
Trả lờiXóaVẫn đìu hiu Lá ạ! hôm đó đi là đưa đoàn từ thiện ghé đó cho dân nghèo tí quà.
Trả lờiXóaQua rồi những ngày tháng đó. Hãy để vào ký ức của thoáng qua.
Trả lờiXóaHôm nay Em vẫn tồn tại và được vào Mul, được hưởng và tham gia vào những ưu tú của nhân loại đó thôi !
Dạ,em xin cảm ơn chị.
Trả lờiXóaVùng núi của Đác lắc và Gia lai cũng tương tự vậy . Dân còn nghèo
Trả lờiXóa